DCH Là Gì? Cập Nhật Đầy Đủ Thông Tin Chi Tiết Từ A-Z

Đất DCH là gì và thời hạn sử dụng trong bao lâu? Có phải đóng thuế đất DCH hay không? Các cơ quan quản lý và những người buôn bán, kinh doanh loại đất này có trách nhiệm gì? Hãy cùng VINA Land cập nhật đầy đủ thông tin chi tiết ngay trong bài viết sau đây nhé!

DCH là gì?

Không quá khó để nắm rõ khái niệm DCH là gì. Đây là ký hiệu dùng để chỉ đất chợ, được sử dụng nhằm để xây dựng chợ cũng như khuôn viên tổ hợp kinh doanh – buôn bán. Lưu ý, đất DCH không bao gồm diện tích sử dụng làm siêu thị hay trung tâm thương mại.

Bên cạnh đó, xét theo điểm e Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 thì loại đất này được đưa vào mục đích sử dụng công cộng như sau:

DCH là ký hiệu chỉ diện tích đất để xây chợ và khuôn viên buôn bán

  • Chuyển đổi đất giao thông: Sân bay, cảng hàng hải, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng không, hệ thống đường sắt/ đường bộ/ các công trình giao thông khác.
  • Chuyển đổi mục đích sử dụng đất chợ sang thủy lợi.
  • Đất có danh lam thắng cảnh, lịch sử – văn hóa.
  • Đất công cộng vui chơi, giải trí, sinh hoạt.
  • Đất công trình năng lượng.
  • Đất thải, xử lý chất thải,….

Theo thực trạng hiện nay, diện tích đất xây dựng chợ tại thành thị đang dần bị thu hẹp. Điều này có thể thấy rõ khi các trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi xuất hiện càng nhiều. Thế nhưng, đất chợ DCH lại được ưa chuộng ở nông thôn, hoạt động buôn bán diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều.

Thông tin về quyền sở hữu và quy định của loại đất DCH

VINA Land đã giải đáp DCH là gì chi tiết qua nội dung trên. Sau đây là một số thông tin về quyền sở hữu và quy định cần nắm. Cụ thể bao gồm thông tin đóng thuế cũng như thời hạn sử dụng đất. Cùng tìm hiểu ngay bên dưới đây nhé:

Đất DCH có phải đóng thuế hay không?

Tại Điều 2 Thông tư 153/2011/TT-BTC có quy định rõ về những trường hợp sử dụng đất không phải đóng thuế. Trong đó có áp dụng với hạng mục đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm cả đất chợ. Như vậy có nghĩa là đối với đất DCH không cần phải đóng thuế.

Không cần phải đóng thuế đất DCH (Điều 2 Thông tư 153/2011/TT-BTC)

Đất DCH có thể sử dụng trong thời hạn bao lâu?

Cùng thắc mắc DCH là gì thì người kinh doanh, buôn bán cũng băn khoăn không biết thời hạn sử dụng loại đất này trong bao lâu. Thực tế không có thời hạn cụ thể áp dụng cho đất chợ. Điều này còn tùy thuộc vào sự chỉ đạo của các lãnh đạo địa phương, cơ quan quản lý chợ và cơ quan có thẩm quyền.

Một vấn đề cần lưu ý là đất DCH có thể bị thu hồi trước thời gian đã được chỉ định. Đó là trong trường hợp, các bên sử dụng làm tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng cuộc sống của người dân. Đặc biệt là sử dụng đất chợ sai với mục đích chính để trục lợi cá nhân đều bị thu hồi đất. Các trường hợp vi phạm đều bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành đã đề ra.

Trách nhiệm của những bên liên quan khi sử dụng đất DCH

Bên cạnh thông tin về quyền sở hữu và quy định trên, các bên liên quan cần nắm rõ trách nhiệm khi sử dụng đất DCH là gì. Điều luật sẽ áp dụng đối với các cơ quan quản lý và người buôn bán, kinh doanh. VINA Land sẽ chia sẻ thông tin chính xác ngay dưới đây:

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý

Trước tiên là trách nhiệm của cơ quan quản lý chợ, đất chợ DCH. Theo đó, các cơ quan phải đảm bảo tuân thủ những quy định sau:

  • Đất DCH phải được sử dụng đúng mục đích, trong phạm vi diện tích đã được cấp phép. Tuyệt đối không để xảy ra hành vi xâm lấn trái phép để mở rộng diện tích kinh doanh – buôn bán.
  • Cần nắm rõ số lượng hộ đăng ký kinh doanh trong khuôn viên chợ là bao nhiêu. Đồng thời quản lý các hoạt động buôn bán diễn ra một cách chặt chẽ.

Cơ quan quản lý đất chợ DCH cần thực hiện đúng trách nhiệm của mình

  • Có trách nhiệm hướng dẫn người dân thực hiện đúng nhiệm vụ của mình và giải đáp những thắc mắc có liên quan.
  • Luôn giám sát, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm về sử dụng đất DCH. Nếu ngoài tầm kiểm soát nên báo cáo chính quyền để được giải quyết triệt để.
  • Thực hiện nghiêm ngặt các quy định về việc bảo vệ môi trường trong hoạt động buôn bán, kinh doanh.

Trên đây là những thông tin về trách nhiệm của các cơ quan quản lý chợ DCH. Khi đó, bên liên quan phải tuân thủ đúng theo quy định và không được có hành vi bao che. Đặc biệt tuyệt đối không lợi dụng quyền hành để thực hiện hành vi trục lợi hoặc chèn ép các hộ đăng ký kinh doanh.

Trách nhiệm của người buôn bán, kinh doanh trên đất DCH

Với đối tượng là người buôn bán, hộ kinh doanh cũng cần tìm hiểu trách nhiệm sử dụng đất DCH là gì. Nếu không hoàn thành đúng trách nhiệm sẽ bị xử phạt theo luật lệ đã được đề ra. Cụ thể, trách nhiệm cần thực hiện như sau:

  • Tuân thủ kinh doanh, buôn bán trên đúng phần diện tích đất chợ đã đăng ký. Đồng thời phải được lãnh đạo địa phương, cơ quan quản lý chợ cấp phép rõ ràng.
  • Tránh các trường hợp gây xích mích, mâu thuẫn với các hộ kinh doanh khác.

Trách nhiệm mà người buôn bán, kinh doanh trên đất DCH cần nắm rõ

  • Tuyệt đối không có hành vi xâm lấn diện tích kinh doanh trái phép. Nếu thật sự có mong muốn mở rộng mặt bằng buôn bán thì cần nộp hồ sơ lên cơ sở có thẩm quyền giải quyết. Bộ hồ sơ phải có đầy đủ tài liệu theo yêu cầu mới được xét duyệt.
  • Luôn luôn tuân thủ những nội quy, luật lệ do ban quản lý chợ đưa ra.
  • Góp phần xây dựng môi trường buôn bán, kinh doanh hòa đồng và thân thiện.
  • Có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp, không xả rác thải gây ô nhiễm môi trường cũng như gây hại đến kết cấu đất DCH.

Bài viết đã giải đáp chi tiết thắc mắc DCH là gì, đồng thời cập nhật thông tin về quyền sở hữu và quy định sử dụng. Đối với đất chợ DCH, các cơ quan cũng như người buôn bán – kinh doanh cần thực hiện nghiêm trách nhiệm của mình. Hãy liên hệ ngay với VINA Land để được tư vấn thêm thông tin chi tiết hơn nhé!

Xem thêm : Đất 03 Là Gì? Có Nên Mua Đất 03 không?

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.